Các bước vệ sinh bể cá cảnh
- Tác giả: Admin Vệ sinh công nghiệp TH
- 17/02/2023
- Danh mục: Tư vấn
Vệ sinh bể cá cảnh đúng cách
Nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích, thú vui của rất nhiều người. Có người nuôi cá cảnh vì đam mê vì sở thích. Nhưng cũng có người nuôi cá cảnh vì ham muốn nhất thời. Dù đến với bể cá cảnh với nguyên nhân gì. Thì một khi nuôi cá cảnh đều phải ghi nhớ việc giữ gìn môi trường sống cho cá cảnh. Và để làm được điều này thì cần thực hiện các bước vệ sinh bể cá cảnh đúng cách như sau.
Cả cảnh ngoài cho chúng ăn đúng và đủ mỗi ngày thì chúng rất cần một môi trường sống thích hợp để nó phát triển sinh sống khỏe mạnh. Trong thời gian đầu bể cá cảnh sẽ vẫn duy trì môi trường sống khá tốt với cá cảnh. Nhưng theo thời gian môi trường bể cá sẽ dần trở nên ô nhiễm và cần thiết có bước vệ sinh làm sạch. Để thực hiện chúng ta cần phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết. Sau đó phải thực hiện theo từng bước cụ thể.
Bước một làm sạch mặt bên trong của bể cá
Trước tiên Vệ sinh công nghiệp TH lưu ý rằng bạn cần phải làm sạch mặt kính bên trong. Bình thường mỗi ngày bạn có thể lau chùi vệ sinh mặt ngoài bể kính sạch sẽ. Nhưng bên trong do sự tác động của môi trường thủy sinh. Mặt kính sẽ bám nhiều chất bẩn là rêu tảo. Vì thế bạn cần phải sử dụng cây chà tảo để làm sạch mặt kính bên trong của bể cá cảnh. Dụng cụ chà tảo hay các loại dụng cụ cọ rửa làm sạch mặt bên trong của bể cá có thể tìm mua từ những cửa hàng chuyên về lĩnh vực cá cảnh.
Phải chắc chắn mua đúng sản phẩm sử dụng cho việc chà rửa vệ sinh mặt kính bể cá. Những sản phẩm không đúng sẽ làm môi trường bể cá bị ảnh hưởng. Với những vết cặn cứng đầu bám trên kính. Bạn có thể sử dụng sao cạo để loại bỏ. Tuy nhiên khi sử dụng dao cạo cần phải cân nhắc về loại kính bể cá bạn sử dụng. Việc này sẽ tránh cho bể cá khỏi bị trầy xước khi xử lý vết bẩn và làm sạch bể cá.
Bước hai vệ sinh làm sạch các đồ trang trí trong bể cá
Sau khi làm sạch kính cho bể cá. Bạn cần loại bỏ rong rêu, loại bỏ đi mảng bám vết bẩn ở đồ trang trí trong bể cá. Không sử dụng chất tẩy hóa học, xà phòng, chất tẩy mạnh để vệ sinh làm sạch cho chúng. Vì sau khi làm sạch bằng các chất này nếu còn sót lại dù chỉ một ít cũng đủ để gây hại tới cá cảnh.
Sử dụng loại dụng cụ cạo tảo trong nước ấm như vậy sẽ loại bỏ được tảo, rêu, chất bẩn trên đá, trên cây nhân tạo, đồ trang trí trong bể cá. Cặn bẩn nếu cứng đầu bạn cần sử dụng loại thuốc tẩy nồng độ 10% để ngâm các thứ này trong đó khoảng 15 phút. Sau đó bạn cọ rửa vệ sinh sạch sẽ, rửa lại với nước cho thật sạch. Rồi lại để thật khô trong không khí. Cuối cùng sau khi khô hoàn toàn và được loại bỏ đi hết mùi clo. Lúc này mới cho loại đồ trang trí bể cá vào.
Ở một số thực vật sống chúng ta có thể sử dụng thuốc tẩy nhằm loại bỏ đi tảo khỏi cây thủy sinh. Để thực hiện bạn cần ngâm cây khoảng 2 tới 3 phút trong thuốc tẩy 5%. Sau đó bạn mang đi rửa sạch lại.
Trước khi hút sỏi trong bể cá, bạn phải bỏ các loại đồ trang trí, đá trang trí, cây thủy sinh, cây nhân tạo ra ngoài rồi mới hút sỏi. Nhưng lưu ý sử dụng xô chậu mới hoặc loại chỉ dùng với bể cá để đựng những món đồ bỏ ra từ bể cá. Như vậy sẽ tránh được bể cá dính phải những chất hóa học làm hại bể cá.
Bước ba thực hiện hút cặn bể cá và làm sạch bể
Bạn cần dụng cụ hút cặn bể cá để hút hết các chất cặn bã, chất thải trên đáy bể và trên bề mặt sỏi một cách kỹ lưỡng. Nhằm loại bỏ những mảnh vụn bám trên đó. Hơn nữa sau khi sử xử cần tiến hành thay nước trong bể. Việc thay nước khoảng 25% lượng nước có trong bể vào mỗi tháng. Sử dụng nước sạch đã qua khử clo. Sử dụng nước máy thì nên xả nước và xô chậu một thời gian sau mới nên sử dụng cho an toàn.
Bước bốn vệ sinh mặt kính bên ngoài
Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh bên trong thì lúc này bạn cũng cần vệ sinh cho mặt kính bên ngoài. Thêm nữa bạn vệ sinh cả những thiết bị khác đi cùng được lắp đặt cho bể cá như. Nắp bể, đèn chiếu sáng, máy sục khí,… Khi vệ sinh vẫn nên chọn những loại chất tẩy an toàn cho cá để làm sạch.
Bước năm vệ sinh làm sạch bể lọc bể cá
Bên ngoài sạch sẽ, đồ trang trí bên trong sạch sẽ và đã đưa vào bể lại như cũ. Lúc này cần đợi vài tuần rồi mới vệ sinh bộ lọc. Việc chờ đợi mà không thực hiện vệ sinh bộ lọc cùng lúc với vệ sinh bể cá. Bởi khi bạn vệ sinh bể cá thì môi trường trong bể cá đã bị xáo trộn và không còn sự cân bằng của các vi khuẩn có lợi bám trên cây, trên đá và sỏi trong bể cá.
Lúc này bộ lọc là nơi duy nhất còn sót lại những vi khuẩn có lợi. Việc chờ đợi sau 1 tới 2 tuần mới vệ sinh bộ lọc. Sẽ làm hạn chế đi sự xáo trộn hệ vi sinh vật trong bể cá cảnh. Ngược lại nếu xử lý vệ sinh bể cá cùng lúc với bộ lọc. Nó sẽ làm gia tăng lên sự đột biến về hàm lượng amoniac độc hại. Trong khi môi trường bể cá sau vệ sinh làm sạch không còn đủ lượng vi khuẩn có lợi để loại bỏ đi độc tố này.
Trường hợp bộ lọc nhà bạn chứa các bon, chứa chất hấp thụ amoniac, chất trao đổi ion,… Thì nên thực hiện thay mới khi bộ lọc vượt quá 3 tuần. Do thời gian vài tuần sử dụng, chất lượng hấp thụ khí độc đối với bộ lọc đã bị giảm sút đi đáng kể. Nó sẽ không còn đủ khả năng để thực hiện được nhiệm vụ loại bỏ độc tố nữa. Và cần phải thay mới bộ lọc để duy trì môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh.
Các bước vệ sinh bể cá cảnh hiệu quả
Trên đây là các bước vệ sinh bể cá cảnh đúng cách hiệu quả đơn giản có thể tự làm tại nhà. Những ai mới hình thành đam mê, mới nuôi cá cảnh hoặc đang theo đuổi với thú vui này. Có thể thể tham khảo bài chia sẻ này. Ngoài ra nếu muốn biết nhiều hơn về lĩnh vực vệ sinh nhà ở tại TPHCM, vệ sinh văn phòng tại TPHCM, vệ sinh nhà xưởng,… Quý khách có thể liên hệ tới công ty vệ sinh công nghiệp TH để được tư vấn tận tình nhanh chóng nhất với chúng tôi.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ vệ sinh công nghiệp xin liên hệ:
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP TH
Địa chỉ: 409/88/73 Tân Chánh Hiệp 13, Quận 12, Hồ Chí Minh
Tư vấn dịch vụ: 0879 005 666
Email: trantuankobe@gmail.com
Website: https://vesinhcongnghiepth.com/
Nội dung bài viết
- Tư vấn
- Tư vấn
- Tư vấn
- Tư vấn